Cách chọn phương thức vận chuyển trong logistic

Vận chuyển là một phần vô cùng quan trọng trong hoạt động Logistic. Một doanh nghiệp không thể hoạt động tốt nếu không thể vận chuyển sản phẩm trong chuỗi cung ứng. Việc vận chuyển sản phẩm còn cho phép doanh nghiệp hoạt động xuyên biên giới, giữa nơi sản xuất sản phẩm và nơi tiêu thụ sản phẩm.

Trong lĩnh vực logistics, vận chuyển được định nghĩa là quá trình lên kế hoạch, lịch trình và kiểm soát những hoạt động liên quan đến phương thức vận chuyển, nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển, và hoạt động xuất và nhập của kho lưu trữ doanh nghiệp.

Cách chọn phương thức vận chuyển trong logistic
Cách chọn phương thức vận chuyển trong logistic

Trung bình, những nhà quản lý vận tải sẽ quản lý và nắm giữ hơn 60 phần trăm tổng chi phí logistic của doanh nghiệp. Một nhà quản lý vận tải cần phải quyết xem liệu nhà vận chuyển có nên có cho riêng mình một đội ngũ vận tải và tự mình vận hành luôn đội ngũ đó hay không, hay họ sẽ tận dụng việc thuê những cá nhân vận chuyển bên ngoài để vận hàng hóa cho họ.

Cho dù có là gì đi chăng nữa, thì nhà quản trị cũng nên biết rằng vận chuyển hàng hóa cũng có nhiều loại hình đa dạng khác nhau, như vận tải đường bộ, đường hàng không, đường biển, và đường ống.

Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận rằng cách chọn phương thức vận chuyển trong logistic phù hợp rất quan trọng, và là một việc vô cùng khó khăn và phải suy xét dựa trên nhiều khía cạnh khác nhau như tính tiện dụng, thời gian trung chuyển, mức độ tin cậy,..v..v..

Tuy nhiên, nhà vận chuyển có thể thực hiện phương pháp loại trừ để đưa ra quyết định dựa trên những yếu tố như: kích cỡ đơn hàng, thời gian giao hàng dự kiến và độ bền của sản phẩm.

Kích cỡ sản phẩm

Trong cả 3 yếu tố trên, kích cỡ của sản phẩm là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Nhà quản trị phải nắm được cân nặng, tỷ trọng và hình dáng của sản phẩm cũng như kiện hàng.

Kích cỡ sản phẩm

Ví dụ, những mặt hàng nhẹ như linh kiện điện tử có thể vận chuyển bằng đường bộ hoặc hàng không, nhưng những mặt hàng nặng như kim loại sắt thì chỉ có thể vận chuyển bằng đường sắt hoặc đường biển.

Hình dáng cũng là một yếu tố quan trọng không kém bởi những phương thức vận chuyển qua đường bộ và hàng không đều có giới hạn kích thước nhất định cho sản phẩm vận chuyển.

Vậy nên việc chọn phương thức vận chuyển nào cũng phải dựa trên tổng trọng lượng và kích thước của kiện hàng cho phù hợp. Ngoài ra, ta cũng có những yếu tố khác cần phải xem xét đi kèm như:

  • Nơi sản xuất
  • Lộ trình cụ thể ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của phương thức vận chuyển.
  • Cơ sở hạ tầng có sẵn
  • Khoảng cách địa lý
  • Khoảng cách tự nhiên
  • Những rào cản nhân tạo.

Độ bền của sản phẩm

Các nhà quản trị cũng cần phải lưu ý về độ bền của sản phẩm. Những hàng hóa dễ vỡ như kính hay những thiết bị điện tử cần phải được đóng gói kĩ càng và vận chuyển nhẹ nhàng.

Độ bền của sản phẩm

Những sản phẩm nhạy cảm với nhiệt độ như thức ăn hay các sản phẩm y dược cũng cần phải được đóng gói kĩ càng và vận chuyển với những phương thức có khả năng chống lại cái lạnh và cái nóng của thời tiết. Bạn cần phải lưu ý trước khi lựa chọn đơn vị vận chuyện quốc tế phù hợp với hàng hoá sản phẩm của bạn.

Giá trị sản phẩm và tốc độ giao hàng

Giá trị sản phẩm và tốc độ giao hàng là hai yếu tố cần phải lưu tâm trước khi đưa ra bất kì một quyết định chọn phương thức vận chuyển hàng hóa nào.  Doanh nghiệp càng chú trọng hoạt động vận chuyển thì giá thành vận chuyển càng cạnh tranh.

Tốc độ giao hàng là một yếu tố quyết định việc lựa chọn phương thức vận chuyển nào cho phù hợp, bởi nó có khả năng ảnh hưởng đến cước phí vận chuyển của đơn hàng. Hiện nay, vận chuyển toàn cầu bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, do đó, thời gian giao hàng sẽ khác so với thông thường.

Thời gian giao hàng được xem trọng hơn là kích cỡ của đơn hàng.

Để chọn ra đâu là phương thức vận chuyển bạn nên dùng dựa trên đơn giá của từng sản phẩm và thời gian giao hàng, các nhà quản trị cần phải suy xét đến tỷ trọng giá trị với tỷ trọng của kiện hàng.

Giá trị sản phẩm và tốc độ giao hàng

Tức là bạn phải tính toán giá trị của từng đơn vị được vận chuyển trên 1 mét khối, so với số lượng được đóng kiện trên một mét khối. Thực tế, những mặt hàng có tỷ trọng giá trị cao thường được giao nhanh hơn và ngược lại, những mặt hàng có tỷ trọng giá trị thấp thì thường được lưu kho hơn.

Nhà quản trị nên nhớ rằng càng nhiều đơn vị được đóng gói trong cùng một mét khối thì nhu cầu cần có các thiết bị xử lý tự động càng cao.

Cho dễ hiểu hơn, ta hãy lấy các công ty bưu chính làm ví dụ. Họ không sở hữu thư từ hay bất cứ một kiện hàng nào cả, vậy nên tỷ trọng giá trị của họ là bằng không.

Những lá thư và kiện hàng được lấy từ thùng thư và sau đó chuyển về trung tâm bưu chính. Tại mỗi trung tâm bưu chính, thư được phân loại dựa trên địa chỉ đường được viết trên bìa thư.

Mật độ đóng gói cao, chứng tỏ có hơn 10,000 bức thư/ m3 . Vì vậy cho nên các công ty bưu chính nên để tâm vào các thiết bị xử lý tự động của mình.

Ta có thể lấy một ví dụ khác về tỷ trọng giá trị thấp với mật độ đóng gói thấp chính là những cục gạch. Gía trị của môt cục gạch rất thấp, mật độ đóng gói cũng thấp, bởi chúng được chuyên chở trên pallet (tấm kê hàng hóa).

Đối với loại hàng hóa này, cách tốt nhất chính là xếp nó lên pallet trong nhà máy và trực tiếp vận chuyển nó tới tay khách hàng bằng một phương thức vận chuyển ít tốn kém nhất.

Mặt khác, máy photocopy và máy ảnh kĩ thuật số là những sản phẩm có tỷ trọng giá trị lần lượt là thấp và cao. Ở Hoa Kỳ, cả hai mặt hàng này đều thường được vận chuyển trong các container.

Hai mặt hàng này đánh vào khả năng thu hồi tiền đầu tư càng nhanh càng tốt. Vậy nên khả năng rất cao các doanh nghiệp sẽ áp dụng phương thức vận chuyển bằng đường hàng không cho hai mặt hàng này.

Previous post 6 điều cần lưu ý trước khi chọn đơn vị vận chuyển quốc tế cho doanh nghiệp của bạn
Next post 4 ý tưởng thiết kế nhà cửa siêu tiết kiệm
Xem mục lục